Tây Du Ký Tâm_viên_ý_mã

Trong tác phẩm Tây Du Ký, tác phẩm chịu ảnh hưởng triết lý Phật giáo đã thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa phạm trù Tâm viên-Ý mã qua hình tượng Hầu vương Tôn Ngộ Không giữ chức Bật mã ôn để chăn ngựa và hình tượng Tôn Ngộ Không với Bạch Long Mã cùng phò Đường Tam Tạng đi Tây Thiên thỉnh kinh. Từ sự liên quan ẩn dụ giữa khỉ và ngựa nên mới có chuyện Hầu vương (vua khỉ) lên trời giữ chức Bật mã ôn để trông coi đàn ngựa. Đoạn tả cách Hầu vương săn sóc ngựa: “Bật mã ngày đêm không ngủ, trông nom ngựa trại. Ban ngày còn chơi đùa, ban đêm chăm chỉ giữ gìn. Ngựa ngủ, đánh thức cho ăn cỏ; ngựa lồng, nhốt lại trong chuồng” có thể lột tả quan niệm cái tâm, cái ý lúc con người thức hay ngủ nó vẫn cứ chạy rong. Tư tưởng con người hay chuyển biến nên có chi tiết Tôn Ngộ Không học được phép cân đẩu vân, nhảy một cái xa tới một trăm lẻ tám ngàn dặm.

Quá trình tu luyện và đắc đạo của Tôn Ngộ Không cũng là quá trình khống chế và trì chế cái Tâm. Đầu câu chuyện thì Hầu vương vào một ngày bỗng dưng giác ngộ lẽ sinh tử cõi đời là vô thường, lập tức hạ quyết tâm từ bỏ chốn động Thủy liêmHoa Quả Sơn, lặn lội tầm sư học đạo. Nơi cầu đạo của Ngộ Không là ở Núi Linh Đài Phương Thốn, Động Tà Nguyệt Tam Tinh nơi này chính là chiết tự của chữ Tâm (心). Ngộ Không (tức "ngộ" ra cái "không") là tượng trưng cho cái tâm của một người tu luyện là cái Tâm do Thiên Địa dưỡng thành, mặt khác cũng là cái tâm luôn xao động, luôn nhảy nhót lăng xăng. Ngộ Không là thể hiện của phạm trù “Tâm” nên rằng cái “Tâm viên Ý mã” nói lên quan hệ giữa Tâm và Ý, cũng chính là Ngộ Không (khỉ) và Thiên mã (ngựa) nên có thể phần nào thấy rằng để trói buộc tâm ý không có cách nào khác là tự thân phải coi sóc đến dòng ý thức cũng như con khỉ Ngộ Không phải trông coi đàn ngựa để chúng không vượt ra khỏi biên giới Thiên Đình[1].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tâm_viên_ý_mã http://yoga.about.com/b/2007/01/18/quieting-the-mo... http://www.bizjournals.com/louisville/stories/2008... http://antaiji.dogen-zen.de/eng/adult19.shtml http://www.umakato.jp/column_ceramic/b_vol17.html http://www.buddhanet.net/pdf_file/monkeym.pdf http://innerpeace.org/monkeymind.shtml http://www.sino-platonic.org/complete/spp020_tao_t... https://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=95... https://archive.is/20020613032004/http://www.medit... https://archive.org/details/completeidiotsgu0000mc...